Chủ nghĩa hiện thực vs nghệ thuật: cuộc cách mạng hóa ngành hoạt hình

Home3D animation & VFX

Chủ nghĩa hiện thực vs nghệ thuật: cuộc cách mạng hóa ngành hoạt hình

Vậy chủ nghĩa hoạt hình hiện thực vs nghệ thuật được ra đời thế nào? Và hai chủ nghĩa này có tác động gì đến ngành công nghiệp hoạt hình? Hãy cùng Renderfarms tìm hiểu chi tiết ngay sau đây!

Color Correction có tác dụng thế nào trong hoạt hình 3D?
Có những loại hoạt hình thương mại nào?
Chip Render ra mắt giải pháp cloud rendering “bình dân” cho mọi nghệ sĩ 3D

Ngành công nghiệp hoạt hình đã trải qua nhiều biến đổi kể từ khi được bắt đầu với phong cách vẽ tay. Sự ra đời của kỹ thuật và các phong cách mới trong những năm qua khiến ranh giới sáng tạo hoạt hình ngày càng mở rộng. Pixar từng thống trị ngành công nghiệp hoạt hình, tuy nhiên sự nổi lên của Sony Pictures Animation đã thúc đẩy sự phát triển của phong cách sáng tạo mới.

Bằng việc liên tục thử nghiệm những phương pháp sáng tạo mới, các hãng phim dần thay đổi cuộc chơi và tạo ra những hình ảnh ấn tượng, tác động mạnh mẽ đến cảm xúc và định nghĩa lại ngành công nghiệp này. Mỗi bản phát hành phim mới đều tạo ra sự mong đợi và phấn khích rõ rệt khi khán giả háo hức chờ đợi những tiến bộ và đổi mới hơn trong hoạt hình.

Vậy chủ nghĩa hoạt hình hiện thực vs nghệ thuật được ra đời thế nào? Và hai chủ nghĩa này có tác động gì đến ngành công nghiệp hoạt hình? Hãy cùng Renderfarms tìm hiểu chi tiết ngay sau đây!

Kỷ nguyên mới của hoạt hình

Một trong những thay đổi lớn nhất trong những năm trở lại đây – nó có thể coi là sự xuất hiện của một kỷ nguyên hoạt hình mới, đặc trưng bởi sự rời bò xu hướng kết xuất siêu thực và hướng tới phong cách theo hướng giả tưởng, cách điệu. Kỷ nguyên này đã được khởi đầu bởi hàng loạt dự án mang tính đột phá như video ca nhạc Liên Minh Huyền Thoại, lạt phim Arcane và Sipder-Man: Into the Spider-Verse. Những bộ phim này là một phần của xu hướng mới hướng tới hoạt hình tách khỏi việc tái tạo thế giới thực và hướng đến một vùng đất mới.

Bạn hãy tưởng tượng một thế giới mới với nội dung 2D truyền thống kết hợp hoàn hảo với các yếu tố 3D tiên tiến để tạo ra thẩm mỹ thực sự độc đáo và ấn tượng về mặt hình ảnh.

Theo các chuyên gia tại Dream Farm Studios, cách tiếp cận 2D với 3D này là đạc điểm quan trọng nhất của kỷ nguyên hoạt hình mới đã gây bão trong ngành. Sự kết hợp với các kỹ thuật này cho phép các nhà làm hoạt hình tạo ra một thế giới ma thuật phức tạp với phong cách hình ảnh chắc chắn sẽ thu hút khán giả và khiến họ phải kinh ngạc. Đó thực sự là một góc nhìn tuyệt vời nhất của cả hai thế giới và mở đường cho một kỷ nguyên hoạt hình mới.

chủ nghĩa hiện thực vs nghệ thuật - cách mạng công nghiệp hoạt hình 1
Phong cách hiện thực vs nghệ thuật trong hai bộ phim hoạt hình nổi tiếng

Nghệ thuật đến từ sự không hoàn hảo

Không giống như phong cách siêu thực mà Pixar theo đuổi – hoạt hình sống động như thật, phong cách hoạt hình nghệ thuật nhấn mạnh đến cách diễn giải độc đáo và nghệ thuật về thế giới. Phong cách hoạt hình này mới mẻ, sáng tạo, nắm bắt những khuyết điểm và sự không hoàn hảo vốn có của nó, mang lại cảm giác sâu sắc về con người.

Các cạnh thô và nét vẽ thô có thể được tìm thấy trong các bức ảnh cận cảnh, phản ánh một cách tiếp cận nhân văn hơn, chứng tỏ khả năng truyền tải cảm xúc mạnh mẽ hơn nhiều so với độ chính xác cao gần như hoàn hảo của hoạt hình siêu thực. Bằng cách này, chúng nhắc nhở chúng ta rằng, chúng ta có thể tạo ra những trải nghiệm chân thành, có ý nghĩa, gây được tiếng vang sâu sắc.

Phong cách dựng hình hoạt hình trở nên nổi bật hơn với sự ra đời của các video ca nhạc Liên Minh Huyền Thoại vào năm 2018, khi họ tận dụng khéo léo kỹ thuật sáng tạo này. Những video âm nhạc này, được tạo ra để quảng cáo trò chơi trực tuyến nổi tiếng, nổi tiếng với những pha hành động tràn đầy năng lượng, hình ảnh tuyệt đẹp và phong cách lấy cảm hứng từ anime.

Ví dụ: video âm nhạc “HERO” từ Liên minh huyền thoại thể hiện thẩm mỹ mang tính hội họa hơn, với bảng màu phong phú và hoạt ảnh mượt mà thu hút người xem và thể hiện khả năng sáng tạo của hoạt hình cách điệu, nâng tầm hình thức nghệ thuật đồng thời dẫn dắt khán giá khám phá thế giới mới – thế giới huyền ảo của Liên Minh Huyền Thoại.

Hiện thực vs nghệ thuật - Cách mạng ngành công nghiệp hoạt hình 2
Hiện thực vs Nghệ thuật – Cách mạng của ngành công nghiệp hoạt hình

Hoạt hình như chưa bao giờ trước đây

Thành công vang dội của các video Liên Minh Huyền Thoại đã mở đường cho những dự án đầy tham vọng, chẳng hạn như phim hoạt hình Arcane của Netflix. Series này đã được công bố tại lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Liên Minh Huyền Thoại vào năm 2019 dựa trên câu chuyện trò chơi máy tính nổi tiếng.

Phong cách hoạt hình của Arcane thực sự ngoạn mục. Maunoury – giám đốc hoạt hình của xưởng phim Fortiche đã khám phá ra quy trình phức tạp đằng sau phong cách hoạt hình quyến rũ này. Diện mạo độc đáo đạt được thông qua việc sử dụng các mô hình và 3D rigs, đồng thời tạo hình nền một cách tỉ mỉ bằng kỹ thuật digital art. Để đảm bảo sự cân bằng hình ảnh một cách hài hòa giữa kết cấu nhân vật với môi trường, mỗi nhân vật được tinh chỉnh một ccash tỉ mỉ. Hơn nữa, hoạt hình 2D được sử dụng để làm phong phú hình ảnh bằng cách kết hợp giữa các hiệu ứng và kết cấu ví dụ như khói, nước, lửa và bụi.

Sự kết hợp tuyệt vời này đạt đến đỉnh cao trong tính thẩm mỹ, giống như minh họa của Arcane, nó được ca ngợi là một thành tựu mang tính bước ngoặt trong hoạt hình và được ca ngợi vì cách sử dụng công nghệ sáng tạo cũng như phong cách hình ảnh đột phá.

Chủ nghĩa hiện thực vs nghệ thuật - cuộc cách mạng công nghiệp hoạt hình 4
Hiện thực vs Nghệ thuật – Cách mạng của ngành công nghiệp hoạt hình

Sống dậy câu chuyện

Một dự án khác đã giúp xác định kỷ nguyên mới của hoạt hình là Spider-Man: Into the Spider-Verse. Bộ phim năm 2018 này là một thành công về mặt phê bình và thương mại, đồng thười được ghi nhận là cuộc cách mạng hóa thể loại phim siêu anh hùng. Một trong những điểm nổi bật nhất của phim là phong cách hoạt hình kết hợp các yếu tố 2D và 3D để tạo ra một thế giới sống động và ấn tượng về mặt hình ảnh.

Bob Persichetti, Peter Ramsey và Rodney Rothman đã nói rằng họ lấy cảm hứng từ nghệ thuật truyện tranh và muốn tạo ra một bộ phim giống như một cuốn truyện tranh sống động. “Into the Spider-Verse” đã chọn sử dụng kết xuất không giống ảnh thực để thực hiện điều này. Về cơ bản, các nhà sản xuất đã phá vỡ trình kết xuất dựa trên vật lý của họ. Thay vì nhập dữ liệu từ ánh sáng, máy ảnh và vật liệu sau đó nhận kết xuất như thật, họ kết hợp tất cả dữ liệu đó với các đường truyền dữ liệu tùy chỉnh để điều chỉnh những mặt phẳng tiêu điểm hoặc cách ánh sáng hoạt động trong hình ảnh.

Sự kết hợp này cho phép trình kết xuất tạo ra các kết quả được cách điệu hóa. Ví dụ: trong “Into the Spider-verse”, các yếu tố nằm ngoài tiêu điểm không bị mờ. Thay vào đó, màu sắc bị tách ra như việc in lụa trên một cuốn truyện tranh được thực hiện kém.

Hiện thực vs Nghệ thuật - Cách mạng công nghiệp hoạt hình
Hiện thực vs Nghệ thuật – Cách mạng của ngành công nghiệp hoạt hình

Bước lên hành trình mới

Theo xu hướng này, “The Mitchells vs the Machines” phát hành năm 2021 và “Puss in Boots” vào năm 2022 đều áp dụng cách tiếp cận độc đáo này để kết xuất phi quang học cho hướng vẽ đẹp hơn, với các vật thể nằm ngoài tiêu điểm được mô tả như hình ảnh dạng đơn giản hóa.

Hiện thực vs Nghệ thuật - Cách mạng công nghiệp hoạt hình 6
Hiện thực vs Nghệ thuật – Cách mạng của ngành công nghiệp hoạt hình

Trò chơi sống động hơn

Nhìn chung, phong cách hoạt hình này ít tập trung vào thể hiện càng nhiều chi tiết càng tốt mà tập trung nhiều hơn vào việc tạo ra một cảm giác mang phong cách giả tưởng hoàn toàn mới. Sự kết hợp giữa 2D và 3D cho phép mở rộng phạm vi sáng tạo và thể hiện. Các nhà làm phim hoạt hình giờ đây có thể sử dụng kỹ thuật vẽ tay truyền thống cùng với các hiệu ứng kỹ thuật số tiên tiến. Nhờ đó họ có thể ứng dụng nhiêu hơn ngoài phim và truyền hình truyền thống. Có thể ứng dụng trong việc như sản xuất trailers game.

Kết hợp tốt nhất của hai khía cạnh

Các công ty sản xuất thành thạo cả hoạt hình 2D và 3D sẽ có lợi thế trong việc tạo ra những dự án như vậy. Những công ty này có thể tạo ra một thế giới vừa cách điệu kỳ ảo vừa thu hút người xem và khơi dậy trí tưởng tượng của họ, đồng thời đưa các nhân vạt trong trò chơi vào cuộc sống theo cách kỳ diệu nhất.

Cuộc chạm chán giữa chủ nghĩa hiện thực vs nghệ thuật

Kỷ nguyên hoạt hình mới làm dấy lên cuộc tranh luận giữa hiện thực vs nghệ thuật. Tính thẩm mỹ cách điệu mới này đã làm cho tính siêu thực và các chi tiết bị lu mờ để có sự trừu tượng hơn. Tuy nhiên, việc xa rời chủ nghĩa hiện thực cho phép các nhà làm phim hoạt hình khám phá ra những con đường sáng tạo mới và tạo ra thế giới không bị giới hạn bằng những rằng buộc của thể giới thực.

Bất kể cuộc tranh luận có nghiêng về phe nào, chúng ta không thể phủ nhận rằng kỷ nguyên hoạt hình mới này đã vượt qua ranh giới của những gì có thể thực hiện được trong hoạt hình và mở ra những con đường mới cho sự sáng tạo và thể hiện.

Chỉ có thời gian mới có đủ khả năng để trả lời câu hỏi “hiện thực vs nghệ thuật” – cải tiến nào và tiến bộ nào sẽ chiếm lĩnh thị trường. Hãy sẵn sàng đón chờ những gì có thể xảy ra trong tương lai của hoạt hình bạn nhé!

COMMENTS

WORDPRESS: 0
DISQUS: 0